hàn sơn tự
|
寒山寺
|
[Ed] Cũng gọi Phong Kiều tự. Chùa ở thị trấn Phong Kiều, phía tây huyện Ngô (tức Tô Châu), tỉnh Giang Tô, được sáng lập vào khoảng năm Thiên Giám (502-519) đời Lương thuộc Nam triều. Tương truyền, khoảng năm Nguyên Hòa đời Đường, Hàn Sơn và Thập Đắc dựng am tranh ở đây, về sau, ngài Hi Thiên lập thành chùa, lấy tên là Hàn Sơn tự. Nhân bài thơ của Trương Kế đời Đường mà danh tiếng vang lừng: 「月落烏啼霜滿天,江楓漁火對愁眠;姑蘇城外寒山寺,夜半鐘聲到客船」 “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Giang phong ngư hỏa đối sầu miên; Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.” Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều: “Trăng tà chiếc quạ kêu sương, Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.” (Bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh) ![]() Hàn Sơn tự 寒山寺 Có thuyết cho rằng trước kia chùa này có tên là Diệu Lợi Phổ Minh tháp viện. Khoảng năm Thái Bình Hưng Quốc đời Tống, quan Tiết độ sứ là Tôn Thừa Hựu xây một tòa tháp 7 tầng. Khoảng năm Gia Hựu đổi tên là Phổ Minh thiền viện. Cuối đời Nguyên, chùa bị chiến tranh thiêu hủy. Trong năm Hồng Vũ đời Minh, chùa được trùng tu. Về sau còn được sửa chữa nhiều lần. Trong chùa thờ tượng các ngài Hàn Sơn, Thập Đắc và Phong Can. Chùa có các kiến trúc như lầu chuông, gác để kinh, v.v. Trong chính điện còn tấm đá khắc các chữ. Hàn Sơn, Thập Đắc và tấm bia dựng ở vách điện khắc bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” của nhà thơ Trương Kế đời Đường. Trong chùa cũng có quả chuông do người Nhật tên là Itō Hirobumi (Y Đằng Bác Văn) cúng vào năm Quang Tự 31 (1905) đời Thanh. Phía ngoài cửa chùa có cây cầu đá tên là Phong Kiều. [X. Cổ kim đồ thư tập thành chức phương điển thứ 678, 686; Thần dị điển thứ 115; Đại Minh Nhất Thống Chí Q.8; Đại Thanh Nhất Thống Chí Q.55; Tô Châu phủ chí Q.40; Chi na Phật giáo sử tích bình giải thứ 2]. |
位於江蘇吳縣(即蘇州)西之楓橋鎮。又稱楓橋寺。開創於南朝梁代天監年間(502~519)。相傳唐元和年間,寒山、拾得在此結草庵,其後,希遷創建伽藍,號寒山寺。該寺因唐代詩人張繼之「月落烏啼霜滿天,江楓漁火對愁眠;姑蘇城外寒山寺,夜半鐘聲到客船」一詩,而名聞天下。另一說以為舊名妙利普明塔院。宋太平興國年間,節度使孫承祐建浮圖七級。嘉祐年中,改稱普明禪院。元末燬於兵火,明洪武年中重修,其後再經多次修繕;寺中供有寒山、拾得、豐干之像,並有鐘樓、藏經閣等建築。今已荒敗,不復舊觀。惟本殿尚有出於近舟手筆之寒山、拾得石刻,偏殿刻有文徵明親筆之楓橋夜泊詩壁碑,另有清光緒三十一年(1905),日人伊藤博文所贈之鐘。門外有石橋,名為楓橋。〔古今圖書集成職方典第六七八、第六八六、神異典第一一五、大明一統志卷八、大清一統志卷五十五、蘇州府志卷四十、支那佛教史蹟評解第二〕p6208。 |